• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Lễ hội Đền Đồng Bằng

Đền Đồng Bằng hay còn gọi là Đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ Đức Vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi, đưa con Lạc cháu Hồng vào Thiên niên kỷ thứ nhất.

Đền Đồng Bằng tọa lạc trên đất An Lễ huyện Quỳnh Phụ bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình ngày nay, xưa là Hoa đào trang trấn Sơn Nam thời cổ, sau gọi là trang Đồng đào, từ đời Lý về sau gọi là trang Đào Động. Đền Đồng Bằng là nơi thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình Thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Đền có sắc phong Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần. Từ cuối thế kỷ XIII còn là nơi tưởng nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng hoàng thân quốc thích nhà Trần có công lớn trong ba lần đại phá quân Nguyên Mông và lập nên tám trang Đào Động  xưa.

Tục truyền vào đời Vua Hùng Vương thứ 18, nước nhà bị giặc ngoại bang xâm lấn, triều đình đã điều động binh hùng tướng giỏi để chống giặc. Song thế giặc mạnh, quân triều đình không chống đỡ nổi, triều đình đã phải lập đàn Triệu Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy thần làng Đào Động đã phò Vua dẹp tan giặc giữ và có công đầu trong việc trấn giữ tám cửa bể phía tây. Đất nước thái bình, Ngài được sắc phong " Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần" và từ đó nơi đây là địa linh được cả nước hướng vọng.

Ban đầu đền Đồng Bằng chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm trong cảnh quan sông nước hữu tình của đất Đa Dực xưa, tới thời tiền Lê, đền đã được xây dựng mở rộng thành 5 cung và 4 ban thờ công đồng khang trang hoàng tráng và được liệt vào tứ cố cảnh là Đào Động, Lộng Khê, Tô đê, A Sào.

Đầu thế kỷ XIII khi giặc Nguyên Mông tràn vào bờ cõi nước Nam, Đào Động lại là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến binh nhung nhà Trần. Trước khi xung trận, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng về dâng hương cửa đền cầu nguyện âm phù. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên, nhà Trần đã đầu tư công sức, tiền của về tôn tạo cửa đền. Phò mã Nguyễn Chí Nghĩa và Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đã ngưỡng mộ trước cảnh đền người đã vịnh bài thơ hiện còn lưu lại trên bức cuốn thư trên cung đệ nhị.

Kiến trúc đồ gỗ từ thời Lý đến thời Nguyễn.

Nói về kiến trúc đền Đồng Bằng là ngôi đền lớn nhất giữ vị trí trung tâm trong cả quần thể di tích tại An Lễ. Đến trước năm 1945 các cụ ghi lại trên đất An Lễ bây giờ có hàng chục di tích có từ thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng nhưng nổi bật là đền thờ Vĩnh Công và đền thờ các quan lớn của ngài.

Nói riêng về đền Đồng Bằng thờ Vĩnh Công đại vương tức Đức Vua Bát Hải, đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, toàn bộ khu đền rộng với tầng tầng lớp lớp, các cung cửa 13 tòa, 66 gian liên hoàn khép kín rất nguy nga bề thế. Các mảng kiến trúc của công trình rất mềm mại hài hòa với các nét trạm trổ tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thiếp với các chủ đền về tứ quý, quý linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất sống động và đời thường.

 Đối với những người tín ngưỡng đền Đồng Bằng là ngôi đền linh thiêng bậc nhất để họ đi trình về tạ, còn đối với du khách nam thanh nữ tú thì đền Đồng Bằng như một viên ngọc quý đặt giữa vùng quê Thái Bình dạt dào sóng lúa. Cổng đền là một công trình kiến trúc hoàng tráng theo kiểu vọng lâu tam tòa đời Nguyễn. Bước qua cổng tam quan, du khách đã đi vào sân chính nội tự, là nơi tổ chức đại lễ tế công đồng trong những ngày lễ trọng, cũng như là nơi tổ chức các chiếu chèo trong lễ hội xưa.

Đền Đồng Bằng có kiến trúc theo kiểu tiền công hậu đinh bao gồm 5 cung thờ chính. Điểm ấn tượng đầu tiên khi bước vào đền là những chạm khắc ở cung đệ tứ, các cụ ngày xưa kể lại rằng có được những cái đẹp hoàn mỹ đó vì hiệp thợ không phải làm khoán công, cứ việc trổ hết tài mà hoàn thành tác phẩm. Tiếp sau là cung đệ tam, nếu cung đệ tứ đồ sộ, đầy ắp những bài trí thiết tự phong phú thì cung đệ tam lại như sự thanh hư thoát tục. Và nếu cung đệ tam giản dị thanh u hướng nội tâm, thì cung đệ nhị như mở ra những cảnh sắc mới. Tiếp sau cung đệ nhị là cung đệ nhất thờ vọng Đức Vua Bát Hải, theo các cụ xưa ghi lại thì cung này được xây vào thời Lý, thời kỳ mà Đào Động được cho là đứng đầu trong tứ cố danh thắng.

Cấm cung đền Đồng Bằng là nơi thờ thiêng liêng nhất của đền, gọi là cung cấm vì lệ xưa không phải ai cũng vào đuợc. Cung cấm đền Đồng Bằng được coi là linh thiêng vì hội đủ ngũ hành" Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ". Chính giữa trung tâm cung cấm là miệng giếng cổ, tương truyền đây chính là giếng nước mà Vĩnh Công ẩn thân ngày sinh. Đối với những người tín ngưỡng thì một chút nước giếng này rất quý, có tác dụng trừ tai ách và đem lại may mắn.

Đã thành thông lệ, hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch).

Hội kéo dài từ ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch. Hội đền Đồng Bằng là một hội tứ phủ lớn trong vùng. Đây là dịp tập hợp lớn nhất của các ông đồng, bà cốt từ khắp mọi miền.

Vào ngày 20 tháng 8, diễn ra các nghi lễ trong đền Đồng Bằng của hội tứ phủ.  Trong các ngày sau đó tại đây vẫn tiếp tục những nghi thức này, song vào ngày 20 tháng 8 sinh hoạt hội tứ phủ vương mẫu là nhộn nhịp nhất.

Sáng ngày 21 tháng 8 dân làng tiến hành rước bài vị các thần ra đình bơi. Đám rước vô cùng long trọng và uy nghi, tôn kính. Khi bài vị các thần đã dâng bày lên hương án, khói ngang nghi ngút, việc cúng lễ bắt đầu. Người ta tin rằng như vậy đức vua cha cùng các vị thần khác sẽ về ngự để xem làng đua thuyền. Qua ngày 22 tháng 8 người ta tổ chức bơi thăm thẻ. Hội bơi kéo dài suốt mấy ngày cho đến chiều ngày 25 tháng 8 làng tổ chức lễ cất trải và trao phần thưởng cho tích nào thắng cuộc.

Đua thuyền trong hội đền Đồng Bằng.

Ngoài tục bơi trải nổi tiếng lễ hội còn tổ chức các trò vui khác trước và sau cuộc bơi như múa lân, hát chèo, đấu vật, đánh cờ tướng.

Ngày 26 tháng 8 giã hội sau 6 ngày vui náo nức. Hội chấm dứt bằng một cuộc rước long trọng và thành kính. Đó là cuộc rước bài vị của vua và các thần hoàn cung về đền Đồng Bằng. Ngày hội kết thúc trong niềm phấn khởi và hy vọng một năm làm ăn thịnh vượng của dân làng. 

Trong lễ hội ngoài phần “lễ” là các nghi lễ tế thần, dâng hương, diễn lại tích xưa vua cha đi đánh giặc, còn phần “hội” cũng diễn ra khá sôi động với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: hát văn, kéo co, bơi trải, chọi gà, cờ tướng... thu hút rất đông người dân tham gia. Đến với lễ hội, du khách không chỉ bái vọng mà còn được tham quan, chiêm ngưỡng nhiều đồ tế khí có giá trị, cùng các bài vị từ thời Nguyễn, những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như: cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... từ thời Khải Định, Bảo Đại vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Năm 2014

Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.949
Hôm qua : 22.034
Bài viết được quan tâm