• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

"Nhị vị Thái phó" - Công thần khai quốc

Đền Lưu Xá thuộc xã Canh Tân, huyện Hưng Hà hiện đang thờ "nhị vị Thái phó": Lưu Đàm và Lưu Điều - con trai của Lưu Ngữ, một trong những tướng quân văn võ song toàn của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Sử cũ còn ghi: "Nhị vị Thái phó" đã có công lớn giúp hai đời vua Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông dẹp giặc, giữ nước, bình thiên hạ.

Làng Lưu Xá thuộc xã Canh Tân, huyện Hưng Hà thời nhà Tiền Lê là vùng đất bồi pha sông, bể. Ngọc phả còn lưu giữ tại đền Lưu Xá ghi rằng: Nhà Đinh suy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua liền chiêu tập hiền tài trong cả nước. Vùng Cửu Chân, châu Ái (nay thuộc bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thanh Hóa) có người tên Lưu Ngữ, giỏi thi thư, văn võ kiêm toàn, được tiến cử. Vua Lê cho giữ chức quan, hưởng lộc tại huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng, nay là Hưng Nhân (Hưng Hà). Một lần, Lưu Ngữ vi hành xem phong cảnh thôn ấp, qua vùng đất ven sông, thấy phía trước có đầm, sông uốn khúc quanh co, thế “long chầu, hổ phục”, bèn lập một cung ở lại, đặt tên là Lưu Xá.

Cũng theo Ngọc phả, ông lấy hai vợ người bản quán tên là Trần Thị Ngọc và Phạm Hồng Nương. Ngày Dần, tháng Tám năm Kỷ Sửu, bà Ngọc sinh hạ một người con trai đặt tên là Lưu Đàm, đến khắc giờ Ngọ cùng ngày, bà Nương sinh hạ một người con trai được đặt tên là Lưu Điều, húy là Ba. Thời gian thấm thoắt trôi đi, Lưu Đàm và Lưu Điều lớn khôn, học hành thông tuệ, một giỏi văn, một giỏi võ. Lưu Ngữ đã gửi hai con là Lưu Đàm, Lưu Điều cho Lý Công Uẩn làm thủ tục.

Thời vận đổi thay, sử cũ còn ghi: Lê Hoàn lên ngôi hiệu là Lê Đại Hành chính tông được 24 năm thì băng hà. Con trai Lê Long Việt lên ngôi được ba ngày thì bị em trai là Lê Long Đĩnh cướp ngôi, hại chết. Long Đĩnh lên ngôi được hai năm yểu mạng vì trụy lạc, giặc dã nổi lên, thiên hạ bất ổn. Triều đình nguy khốn, quần thần nhất nhất tiến cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua, trị vì đất nước. Được hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều thủ túc hộ vệ, Lý Công Uẩn xưng vương, hiệu là Lý Thái Tổ, đại xá thiên hạ, phong cho Lưu Đàm làm Quang lộc đại phu hầu cận bên cạnh, Lưu Điều được phong làm Trung úy trông coi cấm binh tuần phòng trong thành.

Theo bia ký còn lưu giữ tại đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc (xã Canh Tân) do Tam giáp Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu Minh Mệnh Ngô Dương Đình (1829) soạn với nội dung ca ngợi công đức của hai anh em họ Lưu (đã được dịch): Đến đời Lý Thánh Tông, Lưu Khánh Đàm được tin dùng sung Nội thị, có lòng trung cần nên được lĩnh quân lữ, có công lớn, cuối đời Lý Nhân Tông làm đến Thái úy nhận di chiếu phò Thần Tông lên ngôi. Chức  vụ ông từng giữ trong triều là Quang lộc đại phu suy thành Tá lý công thần, nhập Nội nội thị sảnh Đô đô tri tiết độ sứ đồng tam ti bình chương sự Thượng trụ quốc, Khai Quốc công, gia Thái phó, thực ấp sáu ngàn hộ... Lưu Khánh Ba (Lưu Điều) quan đồng triều với anh trai Lưu Khánh Đàm, tước thượng phẩm. Đời Lý Nhân Tông (1072 ) quân Tống xâm lược, Lưu Ba vâng mệnh vua đi dẹp giặc, lập công lớn. Năm 1128 vì có công dẹp giặc, giữ nước, giúp vua nên được phong Thái phó. Cuối đời lui về Lưu Xá xây chùa tháp, được vua Lý đặt tên là Báo Quốc, xuất gia đi tu và truyền đạo Phật, khi chết được phong Phúc thần.

Theo thần tích và bia ký “Nhị Lưu Thái phó phúc thần sự tích” ở đền Lưu Xá thì Thái phó Lưu Khánh Đàm mất năm 1136, không lâu sau, Thái phó Lưu Khánh Ba cũng khuất bóng. Cả hai “Thái phó” đều mất ở vùng quê ngã ba sông thuộc làng Lưu Xá. Phần mộ của hai ông giờ vẫn còn, họ nằm cách nhau khoảng 300 mét, bên ngoài đê, trước mặt là dòng sông Luộc quanh năm đỏ nặng phù sa và hai bờ dâu xanh bạt gió.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.036
Hôm qua : 22.034
Bài viết được quan tâm