Xã Hồng Tiến nằm phía nam Huyện Kiến Xương cách trung tâm huyện 15 km, xã nằm trên một vùng đất bồi của hạ lưu tả ngạn sông Hồng, xã được thành lập năm 1955 gồm 5 xóm hành chính. Xã Hồng Tiến nay được phân thành 6 thôn gồm: Khả Cảnh, Tân Thành, Đông Tiến, Nam Hòa, Nam Tiến và Cao Bình. Địa phương có 2 di tích lịch sử văn hoá Đình làng Khả Cửu và Đình Tân Thành,Tôn giáo trong toàn xã có 3 tôn giáo gồm đạo thiên chúa giáo, đạo phật, Tin Lành

 

 

- Về điều kiện tự nhiên:

  Địa giới hành chính:

- Phía Đông giáp xã Nam Hải huyện Tiền Hải

- Phía Tây giáp xã Bình Thanh

- Phía Nam giáp sông Hồng

- Phía Bắc giáp xã Bình Định

- Diện tích tự nhiên: 816 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 329 ha, diện tích vùng bãi nuôi trồng thủy sản là 90,6 ha.

     - Tổng số: 1731 hộ; Dân số: 6771 nhân khẩu.

 

 

  Lãnh đạo xã Hồng Tiến

 

STT

Họ Tên

Chức danh

Số điện thoại

1

Đỗ Đức Cảnh

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HDND xã

0985520054

2

Mai Xuân Tụng

Phó Bí thư Đảng ủy

0985526521

3

Phạm Quang Hiệu

Chủ tịch UBND xã

0988303485

4

Cao Kim Thoa

Phó Chủ tịch UBND xã

0985385765

 

TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ HỒNG TIẾN

 

 

Xã Hồng Tiến xưa thường xuyên chìm trong biển nước, theo thời gian, dòng sông Hồng đã lắng  đọng phù sa thành bãi bồi rộng lớn. Vùng đất Hồng Tiến ngày nay là một trong những điểm được bồi tụ đó, đây là vùng đất thuộc huyện Kiến Xương, bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất Thái Bình, là vùng đất đồng bằng ven biển được hình thành mới nhất, có nguồn gốc là đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Điều kiện địa lý tự nhiên rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển. Ban đầu nơi đây là một vùng đất hoang sơ, đầm lầy, lau sậy, sú vẹt rậm rạp. Tổ tiên các dòng họ đến đây với hai bàn tay trắng. Lúc đầu người dân chủ yếu định cư ở những vùng ven sông, đồng ruộng không có đê điều ngăn nước nên người dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới đánh bắt thủy hải san, mò cua, bắt ốc… cuộc sống khó khăn, cơ cực. Song với ý chí khởi nghiệp, tinh thần vượt khó vươn lên và sự lao động cần mẫn, những cư dân đầu tiên, những người đi tiên phong mở đường đã biến mảnh đất hoang thành khu dân cư trù phú. Nối tiếp truyền thống của tổ tiên, các thế hệ người dân xã Hồng Tiến với bàn tay khối óc cùng sự lao động cần cù sáng tạo, chung lưng đấu cật vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Chính từ thực tế lao động ấy, người dân nơi đây đã đặt tên một số làng bắt đầu bằng chữ “ Khả” – tức là “ Khá”: làng Khả Cảnh, làng Khả Cửu và làng Khả Lễ.

 

 

Đến Tháng 9 – 1955 xã Hồng Tiến chính thức được thành lập, ban đầu chỉ có làng Khả Cửu được tách ra từ xã Bình Định, xóm Sơn Thọ của xã Nam Bình, xóm Quyết Tiến của xã Nam Hải thuộc huyện Tiền Hải. Khia mới thành lập, xã Hồng Tiến có 5 xóm gồm: Tây Hồng, Đông Hồng, Nam Hồng, Nam Sơn, Quyết Tiến và Làng Chài Cao Bình (xứ Cao Mại thuộc xã Quang Trung). Đến năm 1963, theo quyết định cảu cấp trên thì các xóm Ninh Bình, Trung Bình, Tân Bình, Hòa Bình thuộc xã Bình Thanh được sáp nhập vào Hồng Tiến, lúc này xã có 9 xóm và làng chài Cao Bình.

 

Xã Hồng Tiến nay được phân thành 6 thôn gồm: Khả Cảnh, Tân Thành, Đông Tiến, Nam Hòa, Nam Tiến và Cao Bình.

Hồng Tiến là xã kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Hồng Tiến luôn quan tâm đến phát triển nghề và làng nghề, các tổ chức chính trị xã hội đã tích cực vận động đoàn viên hội viên tham gia phát triển nghề, các cơ sở sản xuất tiếp tục được duy trì và phát triển thu hút ngày một đông lực lượng lao động như nghề thêu hạt cườm, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành nghề phát huy thế mạnh của địa phương như nuôi trồng thủy sản tập trung với đa dạng các con nuôi mới, nghề làm mắm cáy truyền thống. Hiện địa phương có thôn Tân Thành duy trì giữ vững danh hiệu làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn 5%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/ năm. Tổng giá trị từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản năm 2017 đạt 49,7 tỷ đồng, giá trị từ dịch vụ thương mại và các nguồn thu khác đạt 21,06 tỷ đồng. Năm 2018 sản phẩm Mắm cáy Hồng Tiến đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ thương hiệu. Hiện có khoảng 30 hộ xã viên tham gia nuôi trồng và sản xuất mắm cáy. Sản lượng trung bình của HTX xã đạt hơn 10.000 lít mắm/năm bảo đảm chất lượng. Đảng bộ xã có 8 chi bộ 5 chi bộ thôn, 3 chi bộ giáo dục với 220 Đảng viên, địa phương có 22 bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 151 liệt sỹ. Năm 2015 xã Hồng Tiến đã được UBND bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất công nhận về đích NTM.

 

 

Một số hình ảnh của xã Hồng Tiến

 

 

 

                

 

 

Khu định cư sắp xếp dân cư làng chài thôn Cao Bình rộng 3 ha

 

Năm 2015 được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới

 

Nhân dân Hồng Tiến thu hoạch cói trên vùng  đất bãi và đón nước lấy rươi

 

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ

cao trong vùng nuôi trồng thủy sản

 

 tập trung của HTX thủy sản Hồng Tiến  

 

      (Đặc sản mắm cáy xã Hồng Tiến, ảnh: baothaibinh)

 

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Tân Thành

 

Người dân làng chài Cao Bình chuẩn bị cho những chuyến ra khơi

 

 

 
Ban biên tập TTTĐT huyện Kiến Xương ( Tư liệu do UBND xã Hồng Tiến cung cấp )