A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số điểm mới về chứng thực

Ngày 03/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2015.

Theo đó, có một số điểm mới về chứng thực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Cụ thể như sau:

1. Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông

Điều 8 Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã quy định cụ thể trách nhiệm của công chức thuộc Phòng Tư pháp, công chức tư pháp, hộ tịch của UBND cấp xã khi tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ phải bảo đảm người yêu cầu chứng thực chữ ký minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.

2. Mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận một cửa.

  

Cùng với việc quy định trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, Thông tư đã ban hành 07 mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, gồm:

- Lời chứng chứng thực hợp đồng

- Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

- Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp một người khai nhận di sản)

- Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản)

- Lời chứng chứng thực di chúc

- Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp một người từ chối nhận di sản)

- Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản).

3. Chứng thực bản sao phải đầy đủ số trang

Điều 10 Thông tư nêu rõ: Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính. Điều này đồng nghĩa với việc, chứng thực bản sao từ bản chính đối với các bản chính có nhiều trang thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin. Đây là quy định được kế thừa từ Thông tư 20/2015/TT-BTP. Trước đó tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp bản chính có nhiều trang thì người yêu cầu chứng thực bản sao phải sao, chụp như thế nào.

4. Cách ghi số chứng thực chữ ký và số chứng thực hợp đồng.

Ngoài cách ghi số chứng thực bản sao từ bản chính đã có trước đó, Thông tư đã bổ sung cách ghi số chứng thực chữ ký và số chứng thực hợp đồng. Cụ thể như sau:

- Số chứng thực bản sao từ bản chính là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ được chứng thực; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực (quy định này đã có từ Thông tư số 20/2015/TT-BTP);

- Số chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực (quy định mới);

- Số chứng thực hợp đồng được ghi theo từng việc; không lấy số theo lượt người yêu cầu hoặc theo số bản hợp đồng (quy định mới).

5. Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư số 20/2015/TT-BTP chỉ quy định về giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực, không quy định việc xử lý văn bản chứng thực trái luật.

Thông tư 01/2020/TT-BTP đã bổ sung quy định này. Theo đó, đối với các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định thì không có giá trị pháp lý. Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực sai quy định đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực. Sau đó phải đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất.

6. Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư số 20/2015/TT-BTP không quy định rõ ràng, cụ thể về chứng thực giấy ủy quyền. Tại K4 Điều 24, Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã quy định cụ thể việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

- Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

- Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

- Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

7. Chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân.

Điều 15 Thông tư này quy định người thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Trước đây, tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BTP không đề cập đến nội dung này.

 

Đàm Thu


Nguồn: sotuphap.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 50
Hôm qua : 871
Tháng 05 : 4.373
Năm 2020 : 101.269