A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền cho ngư dân như thể nào để hiệu quả tốt - Đôi điều suy ngẫm

Có thể nói, khi tình hình Biển Đông đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, thì vấn đề tuyên truyền cho nhân dân nhất là ngư dân ta có nhận thưc đúng đắn về những vấn đề liên quan đến luật pháp trên biển là điều hết sức cần thiết hơn bao giờ hết. Theo đó, những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta và quốc tế phải được truyền tải đến từng ngư dân và hộ gia đình sinh sống bằng nghề biển trở thành những yêu cầu không thể thiếu. Vấn đề này không phải là mới mà nó đã được Trung ương cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, cho tới các Hướng dẫn, Chương trình hành động thực hiện… và các cơ quan chức năng ở mỗi cấp cũng đã vào cuộc từ nhiều năm nay. Theo đó, đã góp phần đáng kể định hướng cho các cơ quan, đơn vị có tham gia các phương tiện hoạt động hàng hải và bà con ngư dân trên khắp các vùng biển, đảo của Tổ quốc chấp hành nghiêm các luật pháp có liên quan đến biển.

 

Những năm qua, hưởng ứng “tuần lễ biển, đảo” hằng năm các cơ quan chức năng như: ngành tuyên giáo, ngành hải sản, ngành giáo dục, bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương ven biển tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Luật hàng hải cho bà con ngư dân sinh sống ven biển và hành nghề biển, ngoài ra còn có các hình thức tuyên truyền khác như tổ chức cấp phát tờ rơi đến tận gia đình để trang bị kiến thức về biển, đảo cho từng gia đình ngư dân; tuyên truyền các nội dung liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trên hệ thống báo chí, đài phát thanh địa phương, trên các loa truyền thanh cơ sở hoặc lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của tổ dân phố, khu dân cư…

 

Tuy nhiên, có một nghịch lý là: người trực tiếp đối mặt với những vấn đề nhạy cảm trong việc thi hành luật pháp trên biển lại ít được tuyên truyền đến nơi đến chốn, đó là những ngư dân ngày đêm cần cù liên tục bám biển mưu sinh và trực tiếp góp phần thể hiện chủ quyền của ta trên các vùng biển của Tổ quốc. Đó cũng chính là nhận xét khá xác đáng của nhiều cán bộ và nhân dân địa phương trong các buổi tuyên truyền hưởng ứng “Tuần lễ biển, đảo”, bởi lẽ hầu hết những người được mời dự các buổi tuyên truyền này là vợ hoặc con của ngư dân đang trực tiếp hành nghề trên biển, là những người sinh sống trong các hộ gia đình ven biển nhưng không hề hành nghề trực tiếp trên biển, thậm chí có cả những người không là ngư dân (!?). Như vậy vấn đề thực tế đặt ra là, những người cần được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chủ quyền, an ninh biên giới trên biển, những kiến thức về quan hệ quốc tế trên biển thì ít hoặc không được trang bị kiến thức đầy đủ và ngược lại.

 

Từ thực tế trên cần xem xét lại quy chế, phương thức và đối tượng tuyên truyền những kiến thức liên quan về biển, đảo để tránh việc tuyên truyền nặng về hình thức gây lãng phí không đáng có, không mang lại hiệu quả rõ ràng. Xin được trao đổi một số vấn đề nhằm góp phần làm cho công tác tuyên truyền trong ngư dân vùng biển đạt được hiệu quả cao nhất.

 

Thứ nhất, về cơ chế phối hợp.

Dưới sự điều hành của Ban chỉ đạo Biển - Đảo và Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới của địa phương có biển, nhất thiết phải xây dựng các cơ chế phối hợp sau đây:

 

+ Phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở địa phương, nhằm làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải giúp nhân dân vùng biển nâng cao nhận thức tích cực tham gia vào các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tích cực hưởng ứng “Ngày Biên phòng toàn dân”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, qua đó đẩy mạnh việc xây dựng “Khu dân cư văn hóa biển”, những hoạt động trên chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng tuyến biên phòng, biên giới biển luôn an toàn, vững mạnh.

 

+ Phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với ngành giáo dục phối hợp để đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố giữ vững kết quả phổ cập giáo dục và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên giới biển, đồng thời bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, đặc biệt là tình hình biển, đảo trong giai đoạn hiện nay; chủ trương của Đảng và Nhà nước ta giải quyết các vấn đề trên biển; tuyên truyền Luật Biển quốc tế và Luật Biển Việt Nam cho học sinh, sinh viên là con em các hộ gia đình đang sinh sống ven biển.

 

+ Phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với ngành thủy sản nhằm tuyên truyền chuyên sâu cho ngư dân những kiến thức cơ bản về Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam, Nghị định 161 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển, về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khóa X), cùng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, vận chuyển, chế biến hải sản, những kiến thức về môi trường sinh thái biển, những nguyên tắc cơ bản về sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong các tình huống thiên tai, rủi ro nghề nghiệp…

 

+ Phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với ngành thông tin truyền thông và đối ngoại, để phối tổ chức các hình thức thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như chỉ đạo việc đọc tin, chiếu phim, cổ động trực quan, mở các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, kiến thức liên quan đến chủ quyền biên giới biển, đảo; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo in, báo điện tử, trên kênh phát thanh, truyền thanh của đài địa phương…

 

Thứ hai, về phương thức tuyên truyền.

Từ các cơ chế phối hợp như trao đổi ở trên để xây dựng một phương thức tuyên truyền cho ngư dân có hiệu quả tốt nhất. Có thể vận dụng một trong các phương thức sau đây:

 

a. Tuyên truyền trong điều kiện tập trung (nên tổ chức thực hiện trong mùa biển động), thời điểm này ngư dân hầu hết đã lên bờ làm những việc chuẩn bị cho chuyến đi biển tiếp theo sau mùa biển động, như mua sắp, sửa chữa bổ sung ngư lưới cụ, tu bổ máy tàu và các trang thiết bị khác… đây là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền cần vận dụng thời gian triệt để, tránh để ngư dân lỡ chuyến biển.

 

b. Tuyên truyền trong điều kiện phân tán (tổ chức thường xuyên), vùng biển của ta rộng lớn, ngư dân hoạt động trải khắp các vùng biển với nhiều chủng loại tàu, thuyền công suất khác nhau, phương tiện đánh bắt cũng khác nhau, do đó lực lượng ngư dân rất phân tán. Trong điều kiện như vậy, cần phải áp dụng phương thức tuyên truyền cho phù hợp như thông qua radio hoặc hệ thống máy thông tin liên lạc tầm xa (ICOM M710) hoặc máy thông tin liên lạc tích hợp định vị vệ tinh (VX 100) được trang bị trên các tàu đánh bắt xa bờ để truyền tin, định hướng hoạt động hải sản hoặc tránh trú bão… thông qua các tài liệu hỏi đáp những vấn đề liên quan đến luật pháp trên biển cấp miễn phí để ngư dân mang theo trong những chuyến biển, tạo thuận lợi cho ngư dân nghiên cứu cập nhật kiến thức mỗi khi rỗi việc.

 

Khi tình hình trên biển Đông còn chứa đựng nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền biên giới lãnh hải của Tổ quốc thì mọi người dân Việt Nam đều phải được tuyên truyền những vấn đề liên quan đến biển, đảo để mọi người, mọi miền cùng thấu hiểu và chia sẻ. Việc tuyên truyền cho chính các ngư dân hành nghề trên biển cần phải được tiếp tục quan tâm chú trọng, bởi hơn ai hết ngư dân của chúng ta chính là lực lượng trực tiếp thể hiện chủ quyền quốc gia trên biển, là tai là mắt giúp cho bộ đội Hải quân, bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ chấp pháp trên biển. Việc truyền truyền cho đối tượng là ngư dân trực tiếp hành nghề trên biển còn có ý nghĩa là khắc phục tình trạng truyên truyền tràn lan theo kiểu phổ cập kiến thức chung, để “thanh toán” chương trình, mục tiêu, đã gây sự lãng phí không đáng có.

 

Như vậy, tổ chức tuyên truyền cho đúng đối tượng sát hợp với cơ chế phối hợp và phương thức tuyên truyền như nói ở trên chắc chắn sẽ tạo ra một sản phẩm tốt đẹp và hiệu quả cao, đó là ngư dân được trang bị một lượng kiến thức căn bản và hết sức cần thiết, góp phần làm “lành mạnh hóa” các quan hệ giao tiếp của ngư dân trong quá trình hành nghề trên biển, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 mà Đảng ta đã định hướng.

 

 


Tác giả: BBTSVHTTDL
Nguồn: sovhttdl.www.knparagon.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.873
Hôm qua : 1.652
Tháng 05 : 10.274
Năm 2020 : 181.502