• :
  • :
mic
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Kinh nghiệm triển khai mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái ở Vũ Thư

Nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và tăng cường hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe chị em, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vũ Thư đã triển khai mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái, bước đầu đạt hiệu quả thiết thực.

Các gia đình sinh 2 con gái tiêu biểu phấn khởi nhận phần thưởng do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Vũ Thư tặng

Tính đến hết năm 2014, dân số Vũ Thư có 245.516 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi, trong đó số phụ nữ 15 – 19 tuổi có chồng là 42.026 người. Tổng số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai 31.159 cặp, chiếm 75%. Tỷ lệ sinh 1,3%, trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 là 11%, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh là 117 nam/100 nữ. Trước thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện Vũ Thư cao hơn mức bình quân chung của bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất, Ban Chỉ đạo Công tác dân số - KHHGĐ huyện và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vũ Thư đã triển khai đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 30 xã, thị trấn trong huyện và thí điểm triển khai mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái tại ba xã có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao là Tân Hòa, Nguyên Xá và Bách Thuận.

Sau 1 năm triển khai đề án và mô hình, kết quả các chỉ số cơ bản của 3 xã thụ hưởng mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái đem lại hiệu quả thiết thực. Tư tưởng đẻ nhiều, đẻ dày hầu như không còn, tư tưởng trọng nam khinh nữ, cay cú đẻ bằng được con trai giảm rõ rệt. Nhận thức của nhân dân nói chung, của học sinh ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng ở 30 xã, thị trấn, đặc biệt là ở các xã được thụ hưởng mô hình, về cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe vị thành niên được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, số liệu dự tính đến 30/12/2015, so sánh các chỉ số về tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba, tỷ số giới tính khi sinh ở cả 3 xã Tân Hòa, Bách Thuận và Nguyên Xá đều có số giảm thuyết phục. Năm 2014, tỷ lệ sinh ở Tân Hòa giảm từ 1,6% còn 1,3%; xã Bách Thuận từ 1,43% giảm còn 1,3%; xã Nguyên Xá từ 1,57% giảm còn 1,53%. Tỷ lệ sinh con thứ ba ở 3 xã so sánh với năm 2014 đều giảm thứ tự từ 2,8%, 4,4% và 0,7%. Riêng tỷ số giới tính khi sinh trước khi triển khai mô hình năm nào cũng có sự chênh lệch cao thì năm nay có chuyển biết rõ rệt nhất. Năm 2014, xã Tân Hòa có tỷ số giới tính khi sinh chênh lệch 123 trẻ nam/100 trẻ nữ nay giảm còn 101/100. Xã Bách Thuận giảm từ 110/100 xuống còn 105/100. Xã Nguyên Xá giảm từ 112/100 xuống 109/100. Kết quả trên khẳng định mô hình được triển khai đạt hiệu quả thiết thực, cần sớm triển khai nhân rộng.

Tìm hiểu về kinh nghiệm triển khai mô hình và hoạt động hiệu quả, đồng chí Đặng Duy Niên, Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vũ Thư cho biết: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vũ Thư đã cùng với ban dân số xã được thụ hưởng mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái đã tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh, Trung tâm đã phối hợp với ban dân số và đài truyền thanh tăng thời lượng phát sóng, đồng thời viết, sưu tầm các tin, bài, các câu chuyện vui, hài, những câu ca dao, tục ngữ phê phán tư tưởng trọng nam, khinh nữ, đẻ dày, đẻ nhiều, tư tưởng trời sinh voi, trời sinh cỏ... để phát sóng qua hệ thống đài truyền thanh tới bà con trong xã. Trung tâm cũng cấp phát cho các xã và các câu lạc bộ tờ rơi, tranh lật nội dung tuyên truyền về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, bình đăng giới.... Bên cạnh chú trọng tuyên truyền trực quan như kẻ vẽ thêm 9 pano, áp phích; tô, vẽ mới 12 khẩu hiệu tường trên các trục đường giao thông, nơi cộng đồng nhiều người qua lại bảo đảm dễ thấy, dễ đọc, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện còn chỉ đạo ban dân số  phối hợp tổ chức nói chuyện tư vấn nhóm nhỏ, tổ chức phối hợp truyền thông trực tiếp trong các buổi họp của xã như họp ban, ngành, đoàn thể và các nội họp thôn. Nội dung tuyên truyền tập trung vao các vấn đề thực trạng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và thảo luận một số giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; các quy định của pháp luật và việc xử lý các hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Đặc biệt, một trong những biện pháp tuyên truyền quan trọng là ban dân số xã đã chú trọng chọn, nêu gương các gia đình tiêu biểu sinh hai con gái, có con gái thành đạt, con gái hiếu thảo chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ, ông bà để mọi người cùng học tập.

Cùng với giải pháp tuyên truyền “mưa dần thấm lâu”, từ đó làm thay đổi, nhận thức, hành vi trong cộng đồng dân cư, các xã được thụ hưởng mô hình còn tranh thủ sự hỗ trợ của Chi cục Dân số - KHHGĐ bet365 có những phương thức nạp tiền nào_cá cược bóng đá việt nam_link vào bet365 mới nhất trong việc kết hợp với trường THCS trên địa bàn tổ chức các hoạt động thiết thực như các buổi học ngoại khóa cho học sinh toàn trường vào đầu tuần hoặc tại trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi trường đều xây dựng các góc sinh hoạt về bình đẳng giới và câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu học giỏi, chăm ngoan. Mỗi câu lạc bộ có khoảng 30 bạn nữ ở rải rác các lớp từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 để các bạn phát huy vai trò là hạt nhân tiếp tục tuyên truyền trong lớp mình, khối mình. Ngoài hoạt động trong trường học, mỗi xã thành lập một câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, đồng thời tổ chức cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ký cam kết không lựa chọn giới tính khi sinh, các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái không sinh con thứ ba. Công tác phối hợp giữa hội phụ nữ, trạm y tế, trung tâm y tế huyện, trung tâm dân số cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục bảo đảm hiệu quả, chất lượng. 

Gia đình anh Nguyễn Như Thiềng, xóm 8 xã Bách Thuận và gia đình chị Nguyễn Thị Tuệ, xóm 11 xã Bách Thuận có cùng hoàn cảnh là hai vợ chồng sinh hai con đều là gái. Anh Thiêng và chị Tuệ chia sẻ: Sinh 2 con gái, tuy có bị áp lực từ gia đình, bạn bè song từ khi xã triển khai thực hiện đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và mô hình hỗ trợ chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, các anh chị không còn bị tác động và cảm thấy áp lực do việc sinh hai con gái. Không nặng nề việc phải có con trai và không có ý định sinh thêm con thứ ba bởi ý thức con nào cũng là con. Anh Thiềng còn chia sẻ thêm: Là Phó Chủ tịch xã phụ trách khối văn xã, anh rất ủng hộ việc triển khai mô hình và gương mẫu đi đầu thực hiện. Vợ chồng anh bàn nhau dừng lại ở 2 con thôi để tập trung nuôi dạy con cho tốt và tập trung phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù sinh 2 con gái song cả nhà thương yêu nhau, dành thời gian chăm sóc nhau và phấn đấu mỗi năm cùng nhau đi du lịch ít nhất một lần để hưởng thụ cuộc sống. Cả hai gia đình anh Thiềng và chị Tuệ đều là gia đình sinh 2 con gái tiêu biểu của xã Bách Thuận, có các con gái đều chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, gia đình các anh chị luôn đầm ấm, hạnh phúc.

Theo đồng chí Đặng Duy Niên, Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Vũ Thư: Từ hiệu quả mô hình làm điểm tại 3 xã Bách Thuận, Tân Hòa, Nguyên Xá, thời gian tới, Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ huyện tiếp tục chỉ đạo duy trì mô hình, đồng thời từng bước phổ biến kinh nghiệm, triển khai ra tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

 
 
Thời tiết các vùng
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.034
Hôm qua : 22.034
Bài viết được quan tâm